1. Nguyên nhân
    1. - Tiên thiên bất túc, tình chí, ngoại tà, lao nhọc quá độ
  2. Cơ chế bệnh sinh
    1. Phế khí hư là biểu hiện công năng của phế bị suy giảm. Thường thấy ở các bệnh ho lâu ngày làm thương khí, nói nhiều thương khí, làm phế khí dần dần suy giảm. Ngoài ra tâm, tỳ, thận khí hư cũng dẫn đến phế khí hư.
    2. Phế chủ bì mao cho nên phế khí hư thì không nhu nhuận được cho bì mao, làm bì mao suy yếu không đủ sức chống đỡ ngoại tà xâm vào cho nên dễ bị cảm mạo. Ho xuyễn không có sức là thuộc phế khí suy tổn. Dễ bị cảm mạo, sợ gió, tự đổ mồ hôi là do phế khí hư không bảo vệ được. ở ngoài, tấu khí không kín chặt, cho nên ngoại tà dễ xâm vào, tân dịch dễ tiết ra. Phế khí hư thì tông khí không đủ nên người mệt nhoài, ngại nói tiếng nói yếu. Phế là nguồn trên của dòng nước, lại là chỗ để trữ đàm nên phế khí hư thì dịch thủy khó hoá, tụ lại thành đàm nhiều và trong loãng. Lưỡi nhợt mạch hư đều thuộc khí hư.
  3. Triệu chứng lâm sàng
    1. - Hụt hơi, giọng nói nhỏ, vô lực, tự hãn, ít nói, da nhợt, dễ cảm, sợ lạnh, mệt mỏi
    2. - Lưỡi bệu
    3. - Mạch vô lực, đặc biệt bộ thốn bên phải.